Dù làm bất kì công việc gì, người ta cũng cần có những phẩm chất, kỹ năng hay tính cách phù hợp. Nghề bảo vệ cũng không ngoại lệ. Qua bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đôi nét về những điều cần thiết mà 1 nhân viên nên có khi gắn bó với nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự cho cá nhân, tổ chức, cộng đồng.
Phẩm chất một nhân viên bảo vệ cần phải có
Trung thực, thật thà
Trung thực là không gian dối, quanh co, không làm những việc bất chính như ăn cắp, ăn trộm; không làm những gì trái với đạo đức và lương tâm của bản thân; không che giấu những hành động sai trái với các quy định; báo cáo đúng sự thật; ghi chép sổ sách đầy đủ, chính xác, minh bạch. Người thật thà là người nghĩ gì nói nấy, không có tâm địa xấu, không dùng thủ đoạn, mưu kế để hại người khác. Có được phẩm chất đáng quý này, người nhân viên bảo vệ sẽ được sự tin tưởng của quý khách hàng.
Nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp cần nhất đức tính trung thực.
Tinh thần kỷ luật cao
Người có tính kỷ luật cao là người thực hiện nghiêm túc kế hoạch công tác đã vạch ra, làm việc theo đúng quy trình, quy định, phối hợp với đồng nghiệp, tôn trọng tập thể.
Đây là phẩm chất rất quan trọng cho sự thành công trong hoạt động bảo vệ vì nếu không tôn trọng pháp luật, quy định,… sẽ dẫn đến sai phạm, tức không hoàn thành nhiệm vụ và sứ mệnh của nghề.
Tận tụy, bền bỉ
Bền bỉ là khả năng chịu đựng khó khăn, nặng nhọc lâu dài, người tận tụy với công việc mới có khả năng chịu đựng được khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Thật vậy, khi trời nắng gắt, lúc mưa to, không tận tụy với công việc đã chọn thì không thể hoàn thành một việc nhỏ nào.
4. Dũng cảm, kiên quyết
Nghề bảo vệ gắn liền với những nguy hiểm, sự dũng cảm cực kỳ cần thiết đối với người làm bảo vệ để có thể hoàn thành các công việc khó khăn đó. Bảo vệ cũng là người luôn đối diện với những người không tuân thủ quy định, sai quy chế… Sự kiên quyết giúp người bảo vệ thực hiện được các nhiệm vụ của mình theo yêu cầu của chủ quản, đảm bảo tính công bằng đối với các quy định được đặt ra.
Nhân viên bảo vệ luôn đầy kiên quyết và dũng cảm trong công việc
Yêu nghề
Làm bất cứ công việc nào thì lòng yêu nghề cũng rất quan trọng, giúp bạn gặt hái được nhiều quả ngọt. Con người khi yêu nghề, khi mong ước đạt được một mục đích nào đó sẽ làm cho họ tự rèn luyện, tu dưỡng mình để có một sự hoàn chỉnh về tay nghề, về tư tưởng, về nhân cách từ đó thấy được ý nghĩa cuộc sống mà yêu đời hơn, tự tin hơn.
Trên là 5 phẩm chất tiêu biểu mà người bảo vệ chuyên nghiệp cần phải có để có thể trở nên tốt hơn trong công việc mà mình đã lựa chọn. Bảo vệ Thăng Long, công ty bảo vệ chuyên nghiệp tại TP.HCM là nơi ươm mầm cho những nhân tố với những phẩm chất như vậy, để có thể theo đuổi nghề với sự tự hào rằng mình tạo ra được những giá trị thật sự tốt đẹp cho cuộc sống.
Kỹ năng nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp cần phải có
Kỹ năng giao tiếp
Dựa theo tính đặc thù của nghề bảo vệ, chúng ta thấy việc trang bị cho đội ngũ nhân viên một số kiến thức về kỹ năng giao tiếp ứng xử khi làm nhiệm vụ là rất cần thiết và quan trọng.
Tuỳ vào tính chất công việc mà người bảo vệ sẽ có thái độ phù hợp để cư xử và giao tiếp với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, họ cần phải tuân theo những nguyên tắc sau đây:
Khả năng thích nghi với môi trường
Kỹ năng làm việc nhóm (Hợp tác làm việc)
Tích cực phối hợp, tham gia các hoạt động tập thể
Tôn trọng mỗi thành viên trong tập thể
Biết rõ vị trí của mình trong tập thể và trong quan hệ với mọi người.
Kỹ năng giao tiếp tốt giúp người bảo vệ hoàn thành nhiệm vụ được giao (Ảnh minh họa)
Cụ thể hơn:
Đối với các trường hợp ẩu đả, đánh nhau: Trong hoàn cảnh này, đôi bên đều rất căng thẳng, đòi hỏi người bảo vệ phải thật khéo léo để tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Vừa giải tỏa đám đông, vừa phải trấn an tinh thần cho khách hàng là điều không phải dễ. Vì thế, nhân viên chỉ nên sử dụng vũ khí khi cần và hòa nhã nhất có thể.
Đối với những trung tâm mua sắm, ăn uống: Ở đấy, khách hàng rất quan tâm đến thái độ của bảo vệ để quyết định có ghé lại lần tiếp theo hay không. Vì thế, người làm việc ở vị trí này phải lịch sự và thân thiện, nhiệt tình hỗ trợ mọi đối tượng khách hàng khác nhau như trẻ em, người cao tuổi,…
Đối với địa điểm công ty, nhà xưởng: Nhân viên bảo vệ phải thật sự nghiêm chỉnh, thực hiện đúng quy định trong kiểm soát hàng hóa, đồng phục, nội quy lao động… Ngoài ra, họ cần phải nhanh nhạy, khéo léo xử lý tình huống cháy nổ, mất cắp,…
Kỹ năng PCCC mỗi nhân viên bảo vệ cần biết
Cháy nổ là trường hợp ngẫu nhiên không đoán trước được nên trong quá trình làm việc, mỗi nhân viên bảo vệ nên có thói quen kiểm tra thường xuyên các thiết bị điện ở nơi mình công tác. Bên cạnh đó, phải đảm bảo cho các công cụ hỗ trợ chữa cháy hoạt động bình thường và phát huy tác dụng trong những trường hợp khẩn cấp. Theo đấy, họ cần nắm những kỹ năng PCCC cần thiết sau:
Xác định nguyên nhân và khả năng lây lan của đám cháy
Trước hết, khi phát hiện tình huống cháy nổ, nhân viên phải nhận định được nơi xuất phát và đám cháy đang phát triển trong phạm vi nào. Bước này vô cùng quan trọng mà mỗi nhân viên bảo vệ không được xem thường.
Hướng quyết định trong cứu chữa đám cháy chính là hướng được tập trung nhiều lực lượng, phương tiện và chú ý của người chỉ huy.
Bảo vệ cần được đào tạo kỹ năng PCCC (Ảnh minh họa)
Nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp lúc này phải chặn đứng không cho đám cháy lan nhanh đến các khu vực có chất dễ gây cháy nổ hoặc nơi có trang thiết bị quan trọng để tránh gây thiệt hại lớn.
Lưu ý khi tham gia chữa cháy
Liên lạc cho cơ quan PCCC gần nhất.
Trong khi chờ đợi, khởi động hệ thống chữa cháy (nếu có lắp đặt ở doanh nghiệp).
Cắt cầu dao hệ thống điện để tránh chập mạch.
Nếu đám cháy xảy ra ở những nơi tập trung nhiều người, đông đúc như là trung tâm thương mại, thì nhân viên bảo vệ cần có trách nhiệm sơ tán đám đông ấy theo đúng quy trình sơ tán đã được công ty bảo vệ hướng dẫn trước đó.
Hỗ trợ nhân viên cứu hỏa khi họ làm nhiệm vụ.
Bảo vệ hiện trường, tài sản không cho kẻ xấu lợi dụng tình trạng hỗn độn để trộm cắp.
Giải cứu người, tài sản giá trị còn bị mắc kẹt trong hiện trường cháy. Sơ cứu, cấp cứu kịp thời những nạn nhân bị thương do va đập, ngạt khói, bỏng…
Ghi nhận lại tất cả những thông tin cần thiết ( người tham gia chữa cháy, thời gian cháy, những đồ vật có giá trị bị hủy hoại…)
Sau khi chữa cháy xong, dịch vụ bảo vệ huy động lực lượng canh gác bảo vệ nghiêm ngặt khu vực chờ cơ quan chức năng đến giải quyết.
4 điều nhân viên bảo vệ không được làm
Là một nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp, bên cạnh những phẩm chất, kỹ năng về nghiệp vụ, chuyên môn thì lưu ý những điều tuyệt đối không được làm để đảm bảo không vi phạm đạo đức, tác phong nghề nghiệp cũng là cần thiết:
Tự ý bỏ vị trí trực
Mỗi nhân viên bảo vệ sẽ nhận sự điều động của cấp trên là đơn vị dịch vụ bảo vệ họ trực thuộc và thực thi nhiệm vụ gác, trực tại một vị trí nhất định. Theo đó, họ phải tuân theo, không được tự ý thay đổi hay rời vị trí vì bất cứ một lý do gì, trừ trường hợp khẩn cấp.
Tác phong thiếu nghiêm túc
Bảo vệ là một ngành nghề có yêu cầu cao về tác phong, kỷ luật. Theo đó, hầu hết các công ty bảo vệ chuyên nghiệp đều trang bị cho nhân viên của mình trang phục cùng các dụng cụ hỗ trợ. Điều này cũng phần thể hiện uy tín, trách nhiệm của đơn vị dịch vụ muốn thể hiện với khách hàng của mình là những người có nhu cầu bảo đảm an toàn, an ninh.
Nhân viên bảo vệ cần có tác phong nghiêm túc, chỉnh chu (Ảnh minh họa)
Chính vì vậy, là một nhân viên trực thuộc công ty bảo vệ bất kỳ, bạn bắt buộc phải tuân thủ đúng quy định về đồng phục của họ cũng như tác phong khi làm việc. Mọi sự chểnh mảng, thiếu nghiêm túc đều là cơ sở để bạn nhanh chóng bị loại khỏi vị trí đang đảm nhiệm.
Làm việc riêng trong giờ làm việc
Trong giờ làm việc, nhân viên bảo vệ cần tập trung hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tuyệt đối không hút thuốc, uống rượu, bia hay ngủ gật… Những hành động ấy sẽ gây cho khách hàng (người được bảo vệ) tâm lý bất an, đồng thời cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của họ.
Xâm phạm tài sản, thân thể của người khác
Bảo vệ có nhiệm vụ bảo đảm an ninh, an toàn cho tài sản, tính mạng khách hàng – là những người tìm kiếm sự an toàn. Chính vì thế, mọi hành vi xâm phạm đến người khác từ trộm, cướp hay dâm ô, đánh nhau, gây gổ, chửi thề… là những điều cấm tuyệt đối. Người vi phạm không chỉ bị trục xuất khỏi đơn vị công tác mà còn phải chịu sự trừng trị nghiêm minh của pháp luật.
Trên đây là một số vấn đề cơ bản trong mà một nhân viên bảo vệ cần nắm rõ khi gắn bó với công việc này.